Chiêm tinh học có lẽ là một khái niệm còn khá mới mẻ với mọi người. Đa phần khi nhắc đến chiêm tinh học mọi người thường nghĩ nó liên quan đến phong thủy, thiên văn hoặc các vì sao. Vậy Chiêm tinh học là gì? Nó có đơn thuần chỉ là những khái niệm mọi người đang nghĩ đến hay không? Cùng Mogi tìm hiểu nhé!
Trong tiếng Anh, chiêm tinh học có nghĩa là Astrology, đây được coi là hệ thống bói toán dựa trên sự vận hành của vũ trụ cũng như các hành tinh xung quanh Trái Đất. Áp dụng sự vận hành này, người cổ đại đã phát minh ra “bản đồ sao”. Đây là hình thức bói toán tương tự với “lá số tử vi” của phương Đông.
Chiêm tinh học có khả năng đoán được vận mệnh của cá nhân, dân tộc hay quốc gia. Thậm chí nó có thể đoán được các hiện tượng, sự kiên chủ quan như dịch bệnh, thiên tai, thời tiết. Tất cả đều dựa trên nguyên lý vận hành và biến đổi của các chòm sao.
Nguồn gốc của thuật Chiêm Tinh
Sau khi biết được Chiêm tinh học là gì, người ta thường tìm hiểu xem nguồn gốc từ đâu mà chúng được hình thành. Bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “horoscopos” có ý nghĩa là “xem giờ”.
Ban đầu các nhà chiêm tinh học cổ đại dựa trên sự chuyển động của các hành tinh là đại diện của 5 vị thần đại diện cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ để đưa ra dự đoán, kết hợp cùng với thần Mặt Trăng và thần Mặt Trời để lập nên một biểu đồ các hành tinh. Từ đó, dựa trên biểu đồ có thể phán đoán được các yếu tố vận mệnh, thời tiết, các bí ẩn trong cuộc sống…
Tìm hiểu về các sao chính trong Chiêm tinh học
Trong Chiêm tinh học thường có các sao chính. Vậy các sao chính trong Chiêm tinh học là gì? Chúng vận hành dựa trên các quy luật như thế nào? Tìm hiểu tiếp ngay sau đây.
Tam Viên
Tử vi, Thái vi và Thiên thị cũng là các tinh tượng, các tinh sĩ và các sử quan thường xuyên quan sát. Đến thời Tống, mới bắt đầu gọi Tử vi, Thái vi, Thiên thị chung lại là Tam viên. Tam viên là chỉ ba khu vực sao.
- Thái vi chính là thượng viên gồm 10 ngôi sao
- Tử vi chính là trung viên gồm 15 ngôi sao
- Thiên thị chính là hạ viên gồm 25 ngôi sao.
Tam viên được đối ứng với người đời và quy định về nội dung nhân sự đối ứng với Tam viên, Tử vi viên được đối ứng với đế vương ở dương gian, là đế tinh ở chỗ đó.
Nhị Thập Bát Tú
Nhị thập bát tú là 28 khu sao được chọn để so sánh sự chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng và Ngũ tinh làm tiêu chí để quan sát. “Tú” hoặc “xá” đều mang ý nghĩa là dừng lại. Tên gọi của Nhị thập bát tú dựa theo hướng chuyển động khi nhìn thấy của Mặt trời và Mặt trăng, bao gồm:
- Chòm sao ở phương Đông là: sao Cang, sao Đê, sao Phòng, sao Tâm, sao Vĩ, sao Giác, sao Cơ.
- Chòm sao ở phương Bắc là: sao Nữ, sao Hư, sao Ngưu, sao Đẩu, sao Nguy, sao Thất, sao Bích.
- Chòm sao ở phương Tây là: sao Lâu, sao Vị, sao Mão, sao Khuê, sao Tất, sao Sấm, sao Chủy.
- Chòm sao ở phương Nam là: sao Quỷ, sao Liêu, sao Tỉnh, sao Tinh, sao Dực, sao Trương, sao Chẩn.
Ngũ Tinh – Ngũ Vĩ
Ngũ vĩ tức là năm sao bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ lần lượt nằm ở năm phương vị là Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Sao Mộc hay phương Đông Mộc tinh gọi là Tuế tinh.
- Sao Kim hay phương Tây Kim tinh gọi là Thái bạch.
- Sao Hỏa hay phương Nam Hỏa tinh gọi là Huỳnh hoặc.
- Sao Thủy hay phương Bắc Thủy tinh gọi là Thần tinh.
- Sao Thổ hay trung ương Thổ tinh gọi là Trấn tinh.
Các hành tinh trong Ngũ Tinh đều quay từ phải sang trái nên gọi là Ngũ Vĩ.
Thất Chính Tứ Dư – Thất Diệu
Thất chính tứ dư hay còn được gọi với tên là Thất diệu, là tổng hợp của Mặt trời, Mặt trăng và ngũ tinh bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Thiên Tàn Cửu Tinh
Thiên tàn cửu tinh chính là chín sao bến trời vắt ngang qua Ngân hà, hình dáng tựa như chiếc cầu, nên còn được gọi là cầu trời (Thiên kiều). Nó nằm giữa sao Đẩu và sao Cơ, phương vị của nó sẽ thay đổi dựa trên sự thay đổi của bốn mùa.
Sao Thiên Cẩu
Sao Thiên cẩu có hình dáng như sao bay lớn, có âm thanh, khi rơi xuống đến đất, sẽ có hình dáng giống như con chó nên gọi là sao Thiên cẩu (chó trời).
Sao Thiên Lang
Sao Thiên lang có vị trí nằm ở phía Đông của sao Tỉnh và phía Nam của sao Tú, các Tinh sĩ xưa cho rằng sao này ám chỉ sự tàn nhẫn, tham lam nên phần nhiều đều xem bọn xâm lược như là “Thiên lang”.
Bột Tinh – Sao Chổi
Bột tinh tức Tuệ tinh hay Sao chổi được gọi như vậy là vì nó kéo theo một cái đuôi dạng cái chổi dài lê thê. Giống như Trái Đất, sao chổi cũng quay quanh Mặt Trời. Từ xưa đến nay, mọi người đều cho rằng sự xuất hiện của Sao chổi mang đến một điềm chẳng lành.
Phân dã với hiệu ứng Thiên trường
Nhị thập bát tú được phân thành bốn vùng sao đó là Đông Tây Nam Bắc, mỗi phương đều có 7 tinh tú tạo nên hình dáng khác nhau, người xưa đã tưởng tượng thành những động vật tốt lành:
- Phương Đông chính là Thanh Long (Rồng Xanh) gồm có Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ
- Phương Tây chính là Bạch Hổ (Hổ trắng) gồm có Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chuỷ, Sấm
- Phương Bắc chính là Huyền Vũ (rùa và rắn) gồm có là Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích
- Phương Nam chính là Chu tước (Chim sẻ) gồm có là Tĩnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn
Do nhu cầu của chiêm tinh học, khi Nhị thập bát tú đóng, Nhị thập bát tú đối ứng lại với các châu quốc nằm trên mặt đất, đó được gọi là phân dã của tinh tú.
Bản đồ 12 chòm sao chiêm tinh
Bản đồ sao chiêm tinh được áp dụng rất nhiều từ thời xưa cho đến nay. Vậy bản đồ 12 chòm sao chiêm tinh là gì? Có thể nói cách cụ thể như sau:
Cung Bạch Dương
Cung Bạch Dương là biểu tượng của con cừu, thuộc nguyên tố lửa. Đây là cung chiêm tinh đầu tiên trong số 12 chòm sao Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Đây là con đầu đàn luôn dẫn dắt và chỉ ra định hướng. Người thuộc cung này có yếu tố làm lãnh đạo và không thích nghe theo chỉ dẫn của người khác.
Điểm mạnh: Dũng cảm, nhiệt tình, kiên định
Điểm yếu: Thiếu kiên nhẫn và nóng nảy
Cung Kim Ngưu
Cung Kim Ngưu là biểu tượng con bò vàng, thuộc nguyên tố đất. Đứng vị trí thứ 2 trong số 12 chòm sao Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Có tính cách hòa đồng, thoải mái và thân thiện với mọi người xung quanh.
Điểm mạnh: Đáng tin cậy và có trách nhiệm
Điểm yếu: Chiếm hữu và bướng bỉnh
Cung Song Tử
Cung Song Tử có biểu tượng là 2 anh em sinh đôi, thuộc nguyên tố không khí. Đứng vị trí thứ 3 trong số 12 chòm sao Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Có tính cách hòa đồng, tốt bụng, luôn giữ đoàn kết ở trong gia đình và rất tận tâm trong cuộc sống hằng ngày.
Điểm mạnh: Nhẹ nhàng, tình cảm
Điểm yếu: Thiếu quyết đoán
Cung Cự Giải
Cung Cự Giải biểu tượng là con cua. Là cung có nguyên tố nước và đứng thứ 4 trong Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Khéo léo, hài hước, họ có tính cách mềm mại, nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ.
Điểm mạnh: Rất giàu trí tưởng tượng và kiên trì
Điểm yếu: Luôn buồn bã và không an toàn
Cung Sư Tử
Cung Sư Tử có biểu tượng là con sư tử, thuộc nhóm nguyên tố lửa. Là cung thứ 5 trong chòm sao Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Có một tâm hồn hướng ngoại, một trái tim nồng hậu, họ có tố chất lãnh đạo và khả năng thuyết phục mọi người.
Điểm mạnh: Ấm áp, sáng tạo, vui vẻ
Điểm yếu: Bướng bỉnh và kiêu ngạo
Cung Xử Nữ
Cung Xử Nữ có biểu tượng là một cô trinh nữ, thuộc nguyên tố đất. Là cung thứ 6 trong 12 chòm sao Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Xử Nữ chăm chỉ, thực tế, trong công việc họ luôn biết chính xác nơi để tìm ra cốt lõi giải quyết của mọi vấn đề.
Điểm mạnh: Chăm chỉ và tốt bụng
Điểm yếu: Thường lo lắng, quá chỉ trích người khác và bản thân
Cung Thiên Bình
Cung Thiên Bình có biểu tượng là hình cái cân, thuộc yếu tố không khí đứng thứ 7 trong Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Trong các mối quan hệ, họ luôn hướng tới sự hòa thuận, họ có cái nhìn vô cùng mới mẻ, độc đáo về mọi việc.
Điểm mạnh: Công bằng và hiền lành
Điểm yếu: Nhút nhát, lưỡng lự và thù dai
Cung Bọ Cạp
Cung Bọ Cạp hay Thiên Yết có biểu tượng con bọ cạp, thuộc nguyên tố nước. Là cung đứng thứ 8 trong Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Bọ Cạp giỏi sáng tạo và quản lý, họ có vẻ ngoài thu hút và tính cách quyết đoán, mạnh mẽ.
Điểm mạnh: Nhiệt huyết và dũng cảm
Điểm yếu: Hay ghen tuông, băn khoăn, bạo lực
Cung Nhân Mã
Cung Nhân Mã có biểu tượng là hình một mũi tên, thuộc nguyên tố lửa. Đứng vị trí thứ 9 trong Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Mang trong mình ngọn lửa nhiệt huyết, đam mê. Họ hòa đồng, thân thiện và có khiếu hài hước.
Điểm mạnh: Hài hước và hào phóng
Điểm yếu: Thiếu sự kiên nhẫn
Cung Ma Kết
Cung Ma Kết có biểu tượng là con dê biển, thuộc nguyên tố đất. Là cung thứ 10 trong Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Xem bói Chiêm tinh học cho thấy Ma Kết có tham vọng, trách nhiệm, họ luôn mang trong mình sự cần mẫn, trách nhiệm và trí thông minh.
Điểm mạnh: Kỷ luật và có trách nhiệm
Điểm yếu: Trịch thượng và không khoan nhượng
Cung Bảo Bình
Cung Bảo Bình có biểu tượng là người mang nước, thuộc nguyên tố khí. Là cung đứng ở vị trí thứ 11 trong Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Bảo Bình luôn mang một sức hút bí ẩn, khiến các cung hoàng đạo khác luôn bị hấp dẫn, tò mò và thu hút. Họ cũng là người thông minh, sáng tạo và có ý chí kiên cường.
Điểm mạnh: Độc lập và giản dị
Điểm yếu: Có tính khí thất thường
Cung Song Ngư
Cung Song Ngư mang biểu tượng là con cá, thuộc nguyên tố nước. Đây là cung chiêm tinh cuối cùng thuộc 12 chòm sao trong Hoàng Đạo.
Đặc điểm chung: Song Ngư luôn ôn nhu, nhẹ nhàng, họ có khả năng sáng tạo tuyệt vời cùng với một tâm hồn nhiều mộng mơ.
Điểm mạnh: Yêu nghệ thuật, nhân ái và nhẹ nhàng
Điểm yếu: Luôn buồn bã và sợ hãi
Tìm hiểu về Chiêm Tinh Học Phương Đông
Chiêm tinh học có đúng không còn phù thuộc vào nhiều yếu tố và cách nhìn của ở mỗi nơi. Trong Chiêm tinh học phương Đông, Chiêm tinh học không những chỉ có thể tiên đoán được vận mệnh của một Quốc gia mà trong việc đoán vận mệnh cá nhân cũng rất chính xác.
Người phương Đông cho rằng: Trời có vô vàn vì sao và hàng trăm quan. Trời sẽ thả ra khí, các vì sao thì sẽ phân bố tinh lực, khí do trời thả ra có cả khí của các vì sao ở trong đó. Con người ta hấp thụ khí mà sinh ra, hít thở khí để trưởng thành. Nếu như nhận được khí cao quý thì sẽ trở nên cao sang, nhận được khí rẻ mạt sẽ hèn hạ. Phẩm hàm hoặc quý đều có cao có thấp, phú hoặc vật chất có được bao nhiêu đều dựa vào vị trí của sao cao quý, hèn mọn hay lớn bé ban cho cả.
Tìm hiểu về Chiêm Tinh Học Phương Tây
Thuật Tính mệnh không chỉ được áp dụng ở phương Đông, mà ngay ở phương Tây cũng đã có từ rất lâu. Môn Chiêm tinh học là căn cứ vào ngày tháng năm sinh của con người, mỗi người sẽ lấy một trong 12 loại tinh tướng tượng trưng. Mười hai loại tinh tướng này không phải được lấy từ một tháng để tính toán. Ví dụ:
- Sao Bạch dương sẽ được tính từ ngày 21/03 đến ngày 20/04
- Sao Kim ngưu sẽ được tính từ ngày 21/04 đến ngày 20/05
- Sao Song tử sẽ được tính từ ngày 21/05 đến ngày 21/06
Mặc dù không được tính trong cùng một tháng, nhưng chu kỳ đại đa số đều là 30 ngày.
Từ đây, chúng ta đã có thể sản sinh ra một ý tưởng độc lạ: Hạt giống của một sinh mệnh trong suốt quá trình từ khi được sinh trưởng đến khi mất đi, tinh tú có lẽ sẽ thật sự có những nguyên nhân nào đó không thể lý giải nổi đối với chúng ta. Vì thế, con người đối với nhận thức ở bản thân và khai thác nguồn tiềm lực phải dựa vào sự thăm dò của loài người đối với vũ trụ. Cho đến nay, chúng ta còn chưa thể thoát khỏi “góc độ quả đất” vì thế nên chúng ta vẫn sống trong nền văn hóa là “văn hóa ở quả đất”.
Như vậy, về cơ bản chúng ta có thể hiểu được Chiêm tinh học là gì cũng như nguồn gốc và sự liên quan của Chiêm tinh học trong cuộc sống. Kinhdich.com hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề Chiêm tinh học. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị hay vô trang web của Mogi để tìm đọc nhé!