BÁT TỰ ( TỨ TRỤ ) LÀ GÌ

Tứ trụ hay còn gọi là Bát Tự, tức là thiên can, địa chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh ra của một người được xếp thành bốn cột.

Hai mươi phù hiệu cơ bản trong khoa mệnh lý Tứ Trụ gồm mười Thiên can và 12 Địa chi

10 Thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

12 Địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

CÁC KHÁI NIỆM NGŨ HÀNH SINH KHẮC VÀ HỘI HỢP HÌNH XUNG

Ngũ hàn tương sinh tương khắc

Trong sách Tử bình túy ngôn có nói tính yếu của tám phép luận mệnh là: “Sinh, khắc, chế, hóa, hội, hợp, hình, xung”.

Ngũ hành tương sinh là: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

Ngũ hành tương khắc là: Kim khắc Mộc,, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim

CÁC BIÊN HÓA CỦA CÁC TỔ HỢP THIÊN CAN ĐỊA CHI

  1. Thiên can ngũ hợp: Giáp, Kỉ hóa Thổ; Ất, Canh hợp hóa Kim; Bính, Tân hợp hóa Thủy, Đinh, Nhâm hợp hóa Mộc; Mậu, Quý hợp hóa Hỏa.
  2. Thiên can tương xung, tương khắc: Giáp, Canh tương xung; Ất, Tân tương xung; Quý, Đinh tương xung
  3. Thiên can tương khắc: Bính hỏa khắc Canh kim; Đinh hỏa khắc Tân kim; 
  4. Địa chi hội phương: Dần-Mão-Thìn; Tị-Ngọ-Mùi; Thân-Dậu-Tuất; Hợi-Tý-Sửu
  5. Địa chi hợp cục: Dần-Ngọ-Tuất hợp hỏa cục; Hợi-Mão-Mùi hợp Mộc cục; Thân-Tý-Thìn hợp Thủy cục; Tị-Dậu-Sửu hợp Kim cục
  6. Địa chi tương hình
  7. Địa chi tương xung
  8. Địa chi Lục hợp
  9. Địa chi Lục hại
  10. Địa chi Tương phá

CÁC TRỤ CÓ Ý NGHĨA THẾ NÀO TRÊN LÁ SỐ BÁT TỰ ( TỨ TRỤ )

  1. Cột năm chủ về ông bà, tổ tiên
  2. Cột tháng chủ về cha mẹ
  3. Cột ngày chủ về người phối ngẫu
  4. Cột giờ chủ về con cái
  5. Hình, Xung là có phản phúc
  6. Hội, hợp là có liên hệ

9 LOẠI TỔ HỢP TRONG CAN CHI SINH KHẮC

  1. Thiên can ngũ hợp: Hợp thành kiềm chế hoặc có tác dụng cải biến tính chất ngũ hành
  2. Thiên can xung khắc: Có tác dụng tự phá hoại
  3. Địa chi hội phương: Có tác dụng tăng mạnh một laiuh ngũ hành nào đó
  4. Địa chi hợp cục:  Có tác dụng tăng mạnh một loại ngũ hành nào đó
  5. Địa chi tương hình: Có tác dụng phá hoại
  6. Địa chi tương xung: Có tác dụng phá hoại nghiêm trọng
  7. Địa chi lục hợp: Có tác dụng cải biến ngũ hành
  8. Địa chi lục hại: Có tác dụng gây trở ngại
  9. Địa chi lục phá: Có tác dụng gây trở ngại nhỏ

CÁC BƯỚC LẬP MỘT LÁ SỐ TỨ TRỤ ( BÁT TỰ )

Bước 1: Nhập đầy đủ họ và tên của người cần tạo lá số

Bước 2: Xác định ngày sinh.

Để tạo được lá số chính xác thì ngày sinh rất quan trọng. Các bạn lưu ý khi nhập vào thì ngày tháng tính theo dương lịch. Nếu chỉ nhớ ngày Âm lịch thì có thể dùng các công cụ có sẵn trên mạng để đổi từ ngày âm lịch sang dương lịch.

Bước 3: Xác định múi giờ.

Bạn cần xác định đúng múi giờ tại nơi mà mình sinh ra. Mặc định, hệ thống sẽ lấy theo múi giờ tại Hà Nội

Bước 4: Tạo lá số.

Sau khi điền đầy đủ các thông tin vào lá số. Hãy chọn nút tạo lá số ở bên dưới. Ngay lập tức hệ thống sẽ tạo cho bạn một lá số theo đúng ngày giờ mà bạn đã cung cấp.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TỨ TRỤ ( BÁT TỰ )